Lok Sabha (Hindi:लोक सभा) còn được gọi Hạ viện Nhân dân hay Viện dân biểu, là hạ viện của trong hệ thống Quốc hội lưỡng viện của Ấn Độ. Tất cả các thành viên của hạ viện được các cử tri Ấn Độ trực tiếp bầu chọn trên cơ sở phổ thông đầu phiếu, ngoại trừ hai người do Tổng thống Ấn Độ chỉ định. Mọi công dân của Ấn Độ trên 18 tuổi, không phân biệt giới tính, đẳng cấp, tôn giáo hay chủng tộc, đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện đều có quyền bỏ phiếu cho cuộc bầu cử thành viên của Lok Sabha[1].
Hiến pháp quy định rằng số dân biểu tối đa của Hạ viện là 552 người. Nhiệm kỳ của Viện là 5 năm. Để có thể trở thành thành viên của Lok Sabha, ứng cử viên phải là công dân Ấn Độ, từ 25 năm tuổi trở lên, có sức khỏe tâm thần tốt, không bị phá sản và không bị kết án hình sự. Hiện nay, Viện dân biểu có 545 thành viên[1].
Đến thời điểm năm 2014, hạ viện có 545 nghị sĩ đại diện cho cử tri lãnh thổ ở các quốc gia, lên đến 20 thành viên đại diện cho các vùng lãnh thổ Liên minh và không có nhiều hơn hai thành viên từ cộng đồng Anh-Ấn có thể được đề cử của Tổng thống của Ấn Độ nếu họ cảm thấy rằng cộng đồng không phải là đầy đủ đại diện. Ghế trong Hạ viện được phân bổ giữa các bang theo dân số theo cách như vậy là tỷ lệ giữa con số và dân số của Nhà nước, cho đến nay, giống nhau cho tất cả các bang[1].
Một số ghế đại biểu được dành riêng cho các tầng lớp xã hội và bộ tộc như là một cơ cấu. Hiện tại không có hạn ngạch trong quốc hội của Ấn Độ cho sự tham gia của phụ nữ, tuy nhiên, Dự luật đề xuất để dành cho phụ nữ 33% số ghế trong Lok Sabha cho phụ nữ.
Phần lớn Tiểu lục địa Ấn Độ nằm dưới sự cai trị của thực dân Anh 1857-1947. Trong thời gian này Quốc vụ khanh của Ấn Độ (cùng với Hội đồng Ấn Độ) là chức vụ thông qua Quốc hội Anh thực hiện quyền lực tại tiểu lục địa Ấn Độ, và văn phòng của Viceroy(Văn phòng Toàn quyền Ấn Độ) với Hội đồng điều hành Ấn Độ bao gồm các quan chức chính phủ Anh. Đạo luật 1861 Hội đồng Ấn Độ quy định một hội đồng lập pháp bao gồm các thành viên của Hội đồng điều hành và các thành viên không chính thức. Đạo luật 1892 Hội đồng Ấn Độ quy định thành lập cơ quan lập pháp ở mỗi tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh và tăng quyền hạn của Hội đồng Lập pháp. Mặc dù các đạo luật tăng số lượng người Ấn Độ vào chính quyền nhưng quyền lực rất hạn chế, và số lượng đại diện khá nhỏ. Đạo luật 1909 Hội đồng Ấn Độ và đạo luật 1919 chính quyền Ấn Độ tiếp tục mở rộng sự tham gia người Ấn Độ vào chính quyền. Đạo luật Ấn Độ độc lập năm 1947 chia lãnh thổ Ấn Độ làm 2 quốc gia mới là Ấn Độ và Pakistan. Quốc hội Lập hiến cũng được chia làm 2 cho mỗi quốc gia, mỗi Quốc hội mới có quyền hạn chuyển giao chủ quyền và có sự thống trị tương ứng.
Hiến pháp Ấn Độ được thông qua 26/11/1949 và có hiệu lực 26/1/1950 tuyên bố Ấn Độ là quốc gia độc lập, cộng hòa dân chủ.
Điều 79 Hiến pháp Ấn Độ quy định Quốc hội Ấn Độ bao gồm Tổng thống và 2 viện Rajya Sabha và Lok Sabha.
Lok Sabha khóa đầu tiên được thành lập 17/4/1952 sau cuộc bầu cử đầu tiên từ 5/10/1951-21/2/1952.
Điều 84 Hiến pháp Ấn Độ quy định để trở thành thành viên của Lok Sabha:
Tuy nhiên trong các điều sau không đủ tư cách:
Điều 101 Hiến pháp quy định -Không thể đồng thời là thành viên của cả hai viện- Không thể đồng thời là thành viên của Quốc hội và thành viên Lập pháp của Bang.
Lok Sabha được bầu một cách trực tiếp và kín; Mỗi bang được chia thành khu vực bầu cử. Theo Hiến pháp Ấn Độ quy định:
Lok Sabha có quyền hạn lớn hơn Rajya Sabha:
Chủ tịch Lok Sabha là chủ tọa phiên họp của Lok Sabha, hạ viện Ấn Độ. Chủ tịch được bầu tại phiên họp đầu tiên của Lok Sabha, có nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch là thành viên của Lok Sabha và thường là thành viên của đảng cầm quyền hoặc liên minh đảng cầm quyền.
Thứ | Tên | Chân dung | Nhiệm kỳ | Đảng | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Từ | Tới | Kéo dài | Lok Sabha khóa | |||||
1 | Ganesh Vasudev Mavlankar | — | 15/5/1952 | 27/2/1956 | 3 năm, 288 ngày | 1 | Đảng Quốc Đại Ấn Độ | |
2 | M. A. Ayyangar | — | 8/3/1956 | 10/5/1957 | 1 năm, 63 ngày | |||
11/5/1957 | 16/4/962 | 4 năm, 340 ngày | 2 | |||||
3 | Sardar Hukam Singh | — | 17/4/1962 | 16/3/1967 | 4 năm, 333 ngày | 3 | ||
4 | Neelam Sanjiva Reddy | — | 17/3/1967 | 19/7/1969 | 2 năm, 124 ngày | 4 | ||
5 | Gurdial Singh Dhillon | — | 8/8/1969 | 19/3/1971 | 1 năm, 221 ngày | |||
22/3/1971 | 1/12/1975 | 4 năm, 254 ngày | 5 | |||||
6 | Bali Ram Bhagat | — | 15/1/1976 | 25/3/1977 | 1 năm, 69 ngày | |||
(4) | Neelam Sanjiva Reddy | — | 26/3/1977 | 13/7/1977 | 0 năm, 109 ngày | 6 | Đảng Janata | |
7 | K. S. Hegde | ![]() |
21/7/1977 | 21/1/1980 | 2 năm, 184 ngày | |||
8 | Balram Jakhar | ![]() |
22/1/1980 | 15/1/1985 | 4 năm, 359 ngày | 7 | Đảng Quốc Đại Ấn Độ | |
16/1/1985 | 18/12/1989 | 4 năm, 336 ngày | 8 | |||||
9 | Rabi Ray | — | 19/12/1989 | 9/7/1991 | 1 năm, 202 ngày | 9 | Janata Dal | |
10 | Shivraj Patil | ![]() |
10/7/1991 | 22/5/1996 | 4 năm, 317 ngày | 10 | Đảng Quốc Đại Ấn Độ | |
11 | P. A. Sangma | — | 23/5/1996 | 23/3/1998 | 1 năm, 304 ngày | 11 | ||
12 | G. M. C. Balayogi | — | 24/3/1998 | 19/10/1999 | 1 năm, 209 ngày | 12 | Đảng Telugu Desam | |
22/10/1999 | 3/3/2002 | 2 năm, 132 ngày | 13 | |||||
13 | Manohar Joshi | ![]() |
10/5/2002 | 2/6/2004 | 2 năm, 23 ngày | Shiv Sena | ||
14 | Somnath Chatterjee | — | 4/6/2004 | 31/5/2009 | 4 năm, 361 ngày | 14 | Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxist) | |
15 | Meira Kumar | ![]() |
4/6/2009 | 4/6/2014 | 5 năm, 0 ngày | 15 | Đảng Quốc Đại Ấn Độ | |
16 | Sumitra Mahajan | — | 6/6/2014 | Đương nhiệm | 4 năm, 146 ngày | 16 | Đảng Bharatiya Janata |
Phó Chủ tịch Lok Sabha là người đứng sau Chủ tịch trong Lok Sabha. Là Quyền chủ tịch của Lok Sabha trong trường hợp Chủ tịch không đảm đương được công việc của mình như vấn đề về sức khỏe...Phó Chủ tịch được bầu trong phiên họp đầu tiên của Lok Sabha, và có nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm kỳ chỉ kết thúc sớm khi từ chức hoặc do Lok Sabha ra nghị quyết miễn nhiệm.
[3]
Có 3 phiên họp diễn ra trong năm:
Các Quy định thủ tục và Quản lý Nghị sự trong Lok Sabha và sự điều khiển của Chủ tịch trước và trong phiên họp của Lok Sabha là các quy định chủ yếu trong mỗi phiên họp Lok Sabha. Các vần đề nghị sự được gửi tới thành viên của Nội các và được Chủ tịch thông qua. Trước đó danh sách vần đề nghị sự được in và gửi cho thành viên của Lok Sabha. Đối với những vần đề khác thì sẽ được thông qua Ủy ban tư vấn Nghị sự Lok Sabha xem xét có đưa ra phiên họp không.